Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Tụt lợi có chữa được không

Tụt lợi không chỉ gây mất thẩm mỹ khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng lớn đến cấu trúc khuôn hàm và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Tụt lợi không chỉ gây mất thẩm mỹ khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng lớn đến cấu trúc khuôn hàm và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
1.Tụt lợi là gì?
Răng bị tụt lợi có khả năng gây ê buốt răng là hiện tượng lộ chân răng do lợi bị co lại do sự di chuyển về phía chóp chân răng của lợi.Hiện tượng này có thể xảy ra ở một vài răng, ở một hàm hoặc cả hai hàm trên và dưới, kèm theo đó là các biểu hiện như chảy máu lợi, sưng lợi, hôi miệng…
Cảnh báo: Đây là dấu hiệu cảnh báo mất xi măng chân răng, mòn cổ răng và lộ ngà răng, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công gây bệnh cho răng, nặng hơn có thể dẫn đến mất răng hoàn toàn.
2.Nguyên nhân gây tụt lợi:
- Răng bị tụt lợi đa phần có nguyên nhân cơ bản do phần lợi bị viêm mà tác nhân cơ bản là do các vi khuẩn cư trú trên các mảng bám quanh nướu gây nên. Lâu ngày viêm lợi có thể dẫn đến tình trạng tụt lợi và lộ phần chân răng, cảm giác đau nhức ê buốt đau nhức cũng ngày càng tăng lên.
- Chải răng bằng bàn chải quá cứng và không đúng cách cũng khiến cho phần cổ răng bị mòn và quá trình này nếu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì nguy cơ răng bị tụt lợi là hoàn toàn có thể xảy ra.
- Nguyên nhân mắc bệnh tụt lợi còn do lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng rất mỏng nó rất dễ bị tác động, sang chấn. Hiện tượng sang chấn khớp cắn chính là yếu tố gây nên tụt lợi một cách trầm trọng do sự kích thích biểu mô và tăng sinh tại chỗ.
– Một số tổn thương gây ra bởi virus.
– Các phương pháp điều trị viêm quanh răng cũng có thể gây tụt lợi.
3.Hậu quả khi bị tụt lợi
- Mất men răng và cement chân răng: có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột sau khi bị tụt lợi, nếu tổ chức cứng của răng bị mòn nhanh có thể gây buốt răng, nếu mòn từ từ thì thường không bị buốt răng vì răng còn có cơ chế bảo vệ tạo ra các lớp ngà phản ứng ở vị trí sát tủy răng làm cho ngà răng dày lên. Mất độ mòn men răng thường chậm hơn mòn cement chân răng vì men răng cứng và dày hơn;
- Gây ê buốt răng: Hậu quả của mòn răng là ê buốt răng. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể sẽ bị viêm tủy răng do mòn quá mức;
- Về cấu trúc răng, thường có 10% răng bị hở ngà tự nhiên vì men răng và cement chân răng không gặp nhau ở cổ răng, vùng này rất dễ bị mòn do chải răng khi chải răng do bị tụt lợi;
- Một số răng có vùng lợi bám dính hẹp, nếu vùng lợi bám dính này giảm đi do tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ và bảo vệ cổ răng, cổ răng và chân răng sẽ bị mòn dẫn đến các chấn thương về răng nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Lợi tụt làm hở chân răng, đặc biệt đối với các răng cửa và răng nanh sẽ làm giảm thẩm mỹ, gây mất tự tin khi giao tiếp.
4. Cách chữa tụt lợi:
*  Khi tụt lợi hở chân răng mức độ nhẹ
– Cách tốt nhất là chăm sóc răng miệng thật tốt, có thể súc miệng bằng nước súc miệng có chứa để bảo vệ men răng, giảm ê buốt răng. Bên cạnh đó, cần chú trọng trong việc chải rằng, chải răng đúng cách để ngăn chặn tụt lợi. Di chuyển bàn chải theo chiều dọc để tránh làm lợi bị tổn thương và tách ra khỏi chân răng, loại kem đánh răng nên dùng là loại có chứa Flouride nhằm làm chữa ê răng khi chải răng.
– Lấy vôi răng cũng là chỉ định cần thiết khi bạn muốn điều trị bệnh tụt lợi. Trong cao răng có chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho răng, chỉ có làm sạch cao răng thì chúng mới không có cơ hội tấn công làm tổn thương lợi và răng. Sau khi bác sỹ giúp bạn loại bỏ cao răng, sau một thời gian ngắn, nướu sẽ mau lành trở lại, tụt lợi sẽ được hạn chế và chấm dứt hẳn.
– Để phục hồi lại phần cổ răng bị mòn, cách tốt nhất là hàn trám răng để ngăn chặn không cho ngà răng bị lộ, giảm ê buốt, giải quyết hiện tượng tụt lợi chân răng.
* Trường hợp răng bị tụt lợi ở mức độ nặng: Cách tốt nhất và hiệu quả nhất là ghép vạt lợi. Đó là dùng phần niêm mạc lợi ở vùng bên cạnh để che phần chân răng bị tụt lợi. Trong phương pháp này, có các cách như: ghép vạt lợi tự do tự thân, ghét vạt lợi có chân nuôi…
5. Phòng ngừa tụt lợi :
Để phòng ngừa tụt lợi chúng ta nên lựa chọn bàn chải có lông mềm để chải răng và phải chải răng đúng cách (chải dọc và xoay tròn theo phương pháp Stillman cải tiến). Có thể sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét