Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Mối liên quan giữa kẽm và tình trạng biếng ăn ở trẻ

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ là sự thiếu hụt vi chất kẽm.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ là sự thiếu hụt vi chất kẽm. Đây là vi chất có mối liên hệ chặt chẽ đến chứng biếng ăn của trẻ.
tre bieng an do thieu vi chat Mối liên quan giữa kẽm và tình trạng biếng ăn ở trẻ
Thiếu kẽm là nguyên nhân của tình trạng biếng ăn ở trẻ

1. Thiếu kẽm và tình trạng biếng ăn ở trẻ

Kẽm là loại vi chất hiện diện trong hầu hết các tế bào cũng như bộ phận của cơ thể. Mặc dù chiếm số lượng không lớn trog cơ thể (chỉ từ 2 – 3g), thế nhưng việc thiếu hụt vi chất này lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn đối với phụ nữ có thai, thiếu kẽm gây giảm trọng lượng của trẻ sơ sinh, thậm chí có thể gây lưu thai. Đối với đàn ông, thiếu kẽm làm giảm khả năng tình dục, thậm chí gây vô sinh. Đối với trẻ em, thiếu kẽm khiến trẻ giảm cảm nhận vị giác, trẻ dễ rơi vào tình trạng biếng ăn. Kẽm còn có tác dụng trong việc tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Có thể thấy kẽm là vi chất giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể.
Kẽm có vai trò quan trọng đối với chứng biếng ăn của trẻ, tại sao?
+ Thiếu kẽm khiến các tế bào niêm mạc miệng hypoplasia rất khó cảm nhận sự kích thích của thức ăn, làm giảm sự nhạy cảm hương vị và mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn.
+ Thiếu kẽm trẻ thường có nguy cơ bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ, hay khóc về đêm, viêm lưỡi và rụng tóc…
+ Thiếu kẽm cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng của trẻ giảm sút, trẻ dễ bị nhiễm bệnh đặc biệt là các bệnh đường hô hấp.

2. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu kẽm

Theo một nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ em bị thiếu kẽm ở nước ta khá cao, từ 25% – 40%, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 7 tuổi (chiếm 50%). Tại sao một vi chất có vai trò quan trọng như vậy mà lại có rất nhiều trẻ em bị thiếu. Nguyên nhân nằm ở chỗ:
- Do cha mẹ ít lưu ý đến vi chất này, vì vậy thường không chú ý đến việc bổ sung vi chất này trong bữa ăn hàng ngày.
- Do trẻ kén ăn, thường không thích ăn các loại thực phẩm như giá đỗ, ngao, sò, thịt bò, lòng đỏ trứng gà,…lâu dần dẫn đến thiếu chất.
tre ken an4 Mối liên quan giữa kẽm và tình trạng biếng ăn ở trẻ
Kén ăn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng
- Do một số sai lầm trong quá trình kết hợp cũng như chế biến thực phẩm nấu nướng dẫn đến vi chất kẽm bị hao hụt.
- Do trẻ bị mắc một số bệnh lý như tiêu chảy,…dẫn đến hiện tượng thải trừ kẽm mà mẹ lại không bổ sung kịp thời khiến trẻ bị thiếu chất.

3. Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào cho hiệu quả?

Có cách nào để bổ sung kẽm cho trẻ một cách hiệu quả nhất? Đây luôn là câu hỏi của các mẹ có con biếng ăn do thiếu kẽm. Các mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
- Chú trọng đến bữa ăn hàng ngày của trẻ. Bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như giá đỗ, đậu, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá,…Đa dạng bữa ăn để trẻ được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Chế biến các món ăn đa dạng, bắt mắt để trẻ không thể “chối từ” các món ăn giàu kẽm này
- Chú trọng đến cách chế biến món ăn, cách kết hợp các loại thực phẩm để trẻ giảm thiểu tối đa tình trạng vi chất bị hao hụt.
- Bổ sung một số loại thực phẩm chức năng có bổ sung kẽm như cốm bổ dưỡng Faskid để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ lượng kẽm hàng ngày.
Lưu ý: mẹ nên chú ý đến liều lượng kẽm cần thiết hàng ngày cho trẻ để tránh tình trạng bổ sung dư thừa không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Liều lượng kẽm hàng ngày của trẻ:
- Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày
- Trẻ sơ sinh 7 – 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày
- Trẻ em 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày
- Trẻ em 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày
- Trẻ em 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày
Mẹ nhớ bổ sung kẽm đầy đủ để khắc phục tình trạng biếng ăn cho trẻ nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét