Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

5 bí quyết dành cho bé lười ăn mẹ nên biết

Bé lười ăn khiến mẹ lo lắng, nếu kéo dài bé sẽ chậm tăng cân hoặc không tăng cân
Bé lười ăn khiến mẹ lo lắng, nếu kéo dài bé sẽ chậm tăng cân hoặc không tăng cân. Vậy làm thế nào để bé thèm ăn trở lại. Hãy tham khảo bài viết dưới đây với 5 bí quyết mẹ có thể thử khi bé nhà mình lười ăn.

Tập thói quen ăn thanh đạm từ nhỏ cho bé lười ăn

Đầu tiên, từ khi còn nhỏ mẹ nên cho bé ăn nhẹ nhàng, tập thói quen ăn thanh đạm cho trẻ. Có thể tập cho trẻ ngay từ những ngày đầu ăn dặm.
Chắc chắn sẽ có nhiều bà mẹ thắc mắc tại sao lại như vậy. Bởi vì, nếu ngay từ đầu nuông chiều theo sở thích món ăn của bé, chế biến những món ăn với đầy đủ các gia vị muối, bột ngọt, đường hoặc hình thành thói quen ăn ngọt, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ tạo nên cho trẻ sở thích chỉ ăn những món đó hoặc chỉ mùi vị đó.
Xem thêm bài viết : Tại sao trẻ lười ăn ?
Điều này gây ra nhiều hệ lụy sau này như: thiếu chất ở trẻ, mất cân bằng dinh dưỡng và là nguyên nhân dẫn tới bé lười ăn. Vì vậy, ngay từ ban đầu các bậc cha mẹ nên hình thành thói quen chế biến những món ăn thanh đạm cho bé.

Đừng để bé lười ăn chỉ vì mẹ nấu ăn không ngon

Nếu mẹ là một người nội trợ giỏi, biết cách chế biến những món ăn ngon và cách trang trí món ăn hợp lý thì chắc chắn bé nhà bạn sẽ vô cùng thích thú. Tuy nhiên cũng không ít bà mẹ vụng về, chưa hiểu được khẩu vị cũng như học cho mình cách chế biến những món ăn ngon cho gia đình và cho bé yêu.
Vậy thì cách tốt nhất chính là học thật nhiều những món ngon, đơn giản và tốt cho bé, giúp bé có được cảm giác thèm ăn, hấp dẫn khi thấy những món ăn mẹ nấu. Nếu những món ăn không phù hợp với bé nhà bạn thì mẹ hãy thật khéo léo lựa lời nói với trẻ, để lần sau trẻ không bị ám thị khi thấy món ăn đó và cho rằng không ngon không ăn.
Hãy là người mẹ tuyệt vời, có trong mình những bí quyết nội trợ, chế biến món ăn ngon để không gặp tình trạng bé lười ăn vì đồ ăn mẹ nấu không ngon.

Trình bày món ăn hấp dẫn, đầy màu sắc kích thích bé lười ăn

bé lười ăn phải làm gì
Trang trí món ăn hấp dẫn khiến trẻ thích thú trong việc ăn uống
Trẻ nhỏ xúc giác và thị giác nhạy cảm và phát triển nhanh hơn so với vị giác. Nhiều khi món ăn đó trẻ thích ăn không phải vì mẹ chế biến ngon, mùi vị hấp dẫn mà chính là cách trang trí lý thú, đầy màu sắc khiến bé yêu thích và trở nên thích ăn.
Vì vậy, khi nắm bắt tâm lý này mẹ có thể khắc phục tình trạng lười ăn của bé bằng cách tìm tòi và trang trí những món ăn sao cho thật đẹp mắt và lạ để kích thích bé.
Món trứng ốp của mẹ như ông mặt trời, món rau như hình đồng cỏ xanh, hay của cà rốt mẹ làm thành một bông hoa, hình ông trăng sẽ khiến bé thích thú. Đây chính là bí quyết tuyệt vời để giúp trẻ biếng ăn có ham muốn ăn và thèm ăn trở lại.

Một số thực phẩm nên tránh đối với bé lười ăn

Khi bé lười ăn, giai đoạn này mẹ phải chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm, không chỉ chú ý đến dinh dưỡng của bữa ăn mà còn phải chú ý đến mùi vị món ăn mà bạn chế biến.
Những mùi vị cần phải tránh trong giai đoạn bé lười ăn chính là: mùi tỏi, mùi hạt tiêu, mùi hành, rau mùi…. Đó là những mùi khiến bé cảm thấy khó chịu hoặc có thể gây sốc khiến bé chán ăn và có thể từ chối ăn vào cả những lần sau, vì vậy mẹ cần phải chú ý.

Bé lười ăn do tâm lý

bé lười ăn do tâm lý
Luôn động viên khích lệ hoặc cho bé ăn thi với nhau để bé bỏ ngay thói lười ăn
Với trẻ nhỏ, được khen và khích lệ khi ăn sẽ khiến bé thích thú và ăn nhiều hơn. Đặc biệt là được thi ăn với một bạn nhỏ khác.
Bữa ăn tràn ngập những lời động viên, khuyến khích và hoan hô của bố mẹ chắc chắn bé nào cũng thích thú ăn với cảm thấy vui khi tới bữa ăn. Vì vậy, đây là yếu tố rất cần đối với trẻ nhỏ, nhất là với những bé lười ăn.
Chỉ với 5 bí quyết đơn giản này nhưng chắc chắn mẹ có thể khắc phục được tình trạng bé lười ăn nhanh chóng để trả lời cho câu hỏi trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao?

8 tuyệt chiêu cho mẹ cách chăm sóc trẻ biếng ăn

Cho con đi rong cả buổi vẫn không xong chén cơm, bỏ đói cũng không được mà làm đủ trò hài hước, dụ dỗ cũng chẳng xong
“ Cho con đi rong cả buổi vẫn không xong chén cơm, bỏ đói cũng không được mà làm đủ trò hài hước, dụ dỗ cũng chẳng xong. Mình mệt mỏi với chứng biếng ăn của bé lắm!”, chị M. chia sẻ trên một diễn đàn làm mẹ.
Tâm sự của chị M. chắc hẳn cũng là vấn đề của nhiều bà mẹ. Đừng lo lắng và hãy cùng đi tìm giải pháp với những tuyệt chiêu đơn giản nhưng rất hiệu quả về cách chăm sóc bé biếng ăn.

1.Bạn đã tìm ra nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chưa?

Chỉ khi tìm được chính xác nguyên nhân khiến con không muốn ăn, bạn mới có thể áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp và hiệu quả nhất. Những nguyên nhân thường dẫn đến vấn đề đáng ghét này là trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốt, rối loạn tiêu hóa hay thiếu vi chất…Hãy tìm hiểu rõ nguyên do để có thể quẳng gánh lo đi và giúp bé ăn ngon miệng nhé.
ảnh 2.1 8 tuyệt chiêu cho mẹ cách chăm sóc trẻ biếng ănẢnh 2.1- Phải biết rõ nguyên nhân mới tìm được giải pháp thích hợp.

2. Cùng mẹ chọn món nào!

Trẻ luôn cảm thấy thích thú khi được tự mình quyết định hay tham gia khám phá điều những điều mới mẻ. Hãy lợi dụng đặc điểm tâm lý đó của bé để có những bữa ăn thật sự dễ dàng và hiệu quả nào. Bạn có thể để bé tự chọn đồ ăn, rủ bé chuẩn bị bữa ăn cùng mẹ…Chắc chắn món ăn tự chọn và tự chuẩn bị sẽ ngon hơn rất nhiều thực đơn nhàm chán mà bé từng buộc phải ăn.

3. Thực đơn phong phú và đẹp mắt.

Trẻ không chỉ ăn bằng miệng mà còn thưởng thức món ăn bằng thị giác. Đừng quên thu hút trẻ bằng thực đơn liên tục thay đổi và mang hình thù ngộ nghĩnh, vui mắt. Bé sẽ không thể không muốn khám phá một món ăn mới lạ và hấp dẫn như vậy đâu!

4. Mẹ,con chưa muốn ăn!

Thật nguy hiểm khi bé luôn phải ăn trong cảnh ép buộc. Hãy để ý đến thời gian bé cảm thấy đói, chia nhỏ những bữa ăn, không dồn ép bé phải ăn đúng một lượng thức ăn cố định trong một khung giờ cứng nhắc. Bé sẽ không có cảm giác sợ hãi hay chán nản khi được ăn đúng lúc và đủ lượng như bé muốn.

5. Hạn chế tối đa đồ ăn vặt.

Có thể nói đồ ăn vặt là kẻ thù số một của bữa ăn chính. Nếu con bạn nghiện đồ ăn vặt, hãy dụ con chơi một vài trò chơi bé thích để bé quên đi và mau chóng có cảm giác đói, từ đó bước vào bữa ăn chính dễ dàng hơn. Thêm vào đó, việc cho bé uống nước trước giờ ăn cũng cần tránh. Cũng giống như đồ ăn vặt,nước sẽ khiến bé có cảm giác no và không muốn ăn nữa.

6. Thật vui khi được ăn cùng cả nhà!

Bầu không khí vui vẻ và ấm cúng cho bữa ăn của bé cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cách chăm sóc trẻ biếng ăn. Không khí vui vẻ sẽ kích thích vị giác của con hơn. Một bữa tối vui vẻ cùng gia đình hay cùng những người bạn sẽ khiến bé muốn hòa vào hoạt động chung cùng mọi người và ăn thật ngon lành.

Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao?

'Trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao?' là câu hỏi khiến không ít phụ huynh quan tâm.

'Trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao?' là câu hỏi khiến không ít phụ huynh quan tâm. Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia để lựa chọn được giải pháp phù hợp, giúp điều trị dứt điểm tình trạng suy duy dưỡng, thấp còi ở trẻ.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi tại nước ta vẫn rất cao
Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, trong 30 năm qua, tỷ lệ biến đổi suy dinh dưỡng, thấp còi giảm ngoạn mục từ 51% xuống 14%, thế nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi vẫn còn cao. Thống kê năm 2016 cho thấy cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi ở  nước ta thì có 1 trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
Trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ thường chịu nhiều áp lực, không biết phải làm sao để ứng phó hiệu quả, nhất là trong những trường hợp cha mẹ thường đinh ninh rằng con chỉ thấp hơn các bạn đồng trang lứa một chút hoặc yên tâm rằng con ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng thì sẽ không lo về cân nặng, cho đến khi tham vấn chuyên gia dinh dưỡng thì mới té ngửa con mình bị suy dinh dưỡng hoặc nặng hơn là suy dinh dưỡng thể thấp còi (phát triển chậm về chiều cao, chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn theo WHO).
Ý kiến chuyên gia: Dinh dưỡng “Đúng” và “Đủ” đóng vai trò mấu chốt
Theo Viện Dinh Dưỡng, chế độ ăn thực tế của trẻ từ 02 – 11 tuổi chưa bảo đảm đa dạng, cân đối, chưa đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin D, canxi, sắt, kẽm….cần thiết cho cơ thể trẻ. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của cả trẻ bình thường và trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi đều không đủ canxi và các vi chất thiết yếu giúp hấp thu canxi vào xương.
TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nhi Trung Ương, cho biết, dinh dưỡng “Đúng” và “Đủ” là câu trả lời cho các bậc phụ huynh đang bối rối không biết phải làm sao khi trẻ bị suy dinh dưỡng. Theo đó, các bữa ăn của trẻ cần giàu năng lượng, đảm bảo cung cấp đầy đủ 04 nhóm chất: Đạm (10-15% tổng năng lượng), Béo (10% tổng năng lượng), Bột đường (60-65% tổng năng lượng) và Vitamin & Khoáng chất (bao gồm trái cây, hoa quả có chất chống oxy hóa, chất xơ…)
Chuyen gia giai dap: Tre bi suy dinh duong phai lam sao?
Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là yếu tố tiên quyết giúp trẻ thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi
Để đáp ứng đầy đủ nguồn dưỡng chất cần thiết, cha mẹ cần sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn cho trẻ, và hãy có kế hoạch lên thực đơn theo tuần một cách cụ thể để đảm bảo không bị sót loại dưỡng chất nào cho con trong suốt 1 tuần. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng như sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
Vì một tương lai trẻ không bị suy dinh dưỡng, thấp còi
Việc lựa chọn thực phẩm chưa đúng như lạm dụng thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, cũng như rào cản trong nhận thức về nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ có thể tạo ra một thế hệ tương lai mất cân bằng dinh dưỡng. Chính vì vậy, để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và cân đối phù hợp với sự phát triển của trẻ đòi hỏi một sự kiên trì và chuẩn xác trong việc tìm hiểu thông tin, nắm vững những kiến thức về nhu cầu dưỡng của trẻ.
Trong bối cảnh đó, phải kể đến những nỗ lực của Vinamilk trong việc phát triển sản phẩm sữa đặc trị Dielac Grow Plus phù hợp với đặc thù dinh dưỡng của trẻ em  nước ta, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe giúp trẻ em Việt thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi. Dielac Grow Plus đáp ứng 100% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị RNI (dinh dưỡng hàng ngày) dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi của tổ chức quốc tế FAO/WHO, đáp ứng khuyến nghị DRI - Hoa Kỳ về Vitamin D3 & Canxi.
Chuyen gia giai dap: Tre bi suy dinh duong phai lam sao?
Khi được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trẻ sẽ nhanh chóng tăng cân, bắt kịp đà tăng trưởng
Là thành quả của quá trình nghiên cứu tỉ mỉ dựa trên sự thiếu hụt dưỡng chất ở trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, được chứng minh lâm sàng bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, Dielac Grow Plus có hiệu quả giúp trẻ tăng cân sau 3 tháng (**), đồng thời cải thiện chiều cao và giảm tỷ lệ bệnh cho trẻ.
Dielac Grow Plus không chỉ là lựa chọn phù hợp giúp giải quyết băn khoăn “trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao” của các bậc cha mẹ, mà còn từ đó góp phần vun đắp thế hệ tương lai trẻ em Việt Nam phát triển khỏe mạnh, dinh dưỡng đầy đủ, vươn cao tầm vóc.

Mẹ đã biết những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi?

Suy dinh dưỡng để lại những hậu quả nặng nề về thể chất lẫn tinh thần ở trẻ.
Suy dinh dưỡng để lại những hậu quả nặng nề về thể chất lẫn tinh thần ở trẻ. Vì vậy những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng cần được bố mẹ nhận biết sớm và can thiệp kịp thời.
1. Chậm tăng cân và chiều cao
Đây là dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng dễ nhận biết và quan trọng nhất. Trẻ bị suy dinh dưỡng về cân nặng khi cân nặng hiện tại của trẻ ít hơn 20% so với chuẩn cân nặng theo độ tuổi do WHO đưa ra. Trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao khi chiều cao của trẻ ít hơn 10% so với chuẩn WHO.
Ngoài ra, việc trẻ đứng cân liên tục trong 2-3 tháng hoặc tăng cân quá chậm cũng là dấu hiệu cần được quan tâm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
2. Kém linh hoạt, quấy khóc, ngủ không ngon
Phát triển kém về thể chất sẽ ảnh hưởng đến các giác quan và khả năng vận động của trẻ vì vậy trẻ sẽ trở nên kém linh hoạt, khó chịu, hay quấy khóc, giấc ngủ không ngon và sâu. Đây là dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng thường gặp nhưng nhiều lúc bố mẹ vô tình đã bỏ qua.
Me da biet nhung dau hieu tre suy dinh duong, thap coi? - Anh 1
Quấy khóc thường xuyên cũng là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ
Biếng ăn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi do không hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết hằng ngày. Ngược lại, suy dinh dưỡng lại gây ra tình trạng biếng ăn vì lúc đó hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động rất yếu. Biếng ăn và suy dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết nếu không được can thiệp kịp thời thì sẽ trở thành vòng luẩn quẩn cản trở sự phát triển của bé.
4. Chậm phát triển vận động
Đây cũng là một dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng dễ nhận thấy. Suy dinh dưỡng khiến hệ cơ, xương của trẻ kém phát triển, khả năng vận động của trẻ cũng bị hạn chế hơn so với bạn bè cùng tuổi.
5. Hay bị rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi không được khỏe mạnh như những trẻ bình thường khác, nên thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: táo bón, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, phân sống. Những rối loạn tiêu hóa này sẽ khiến cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ. Vì vậy đây là dấu hiệu cần được bố mẹ can thiệp ngay vì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài những dấu hiệu phổ biến trên, trẻ suy dinh dưỡng cũng hay có những biểu hiện khác như: sức đề kháng kém dễ mắc bệnh, tóc hay rụng hoặc mọc thưa, bụng to dần, móng tay xuất hiện các đốm trắng, da nhợt nhạt chậm lành vết thương,...
Khi nhận thấy những dấu hiệu kể trên, bố mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa dinh dưỡng, tham khảo ý kiến từ chuyên gia cũng như bác sĩ để có những giải pháp về dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt phù hợp giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi nhanh chóng.
Bên cạnh đó, lựa chọn sản phẩm sữa đặc trị dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi cũng là một giải pháp hữu hiệu được khuyên dùng. Đơn cử Dielac Grow Plus của Vinamilk là một sản phẩm được khá nhiều bà mẹ tin dùng đã được chứng minh lâm sàng giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi và tăng cân chỉ sau 3 tháng (**) bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
• Chiều cao, cân nặng: Dielac Grow Plus chứa đạm Whey dễ hấp thu và được bổ sung 30% Canxi, gấp đôi Vitamin D3 (*) giúp trẻ tăng cân và chiều cao chuẩn nhanh chóng.
• Hệ tiêu hóa: sự kết hợp hài hòa giữa chất xơ hoà tan Inulin & FOS và chủng lợi khuẩn Bifidobacterium, BB-12TM giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
• Biếng ăn: vitamin nhóm B có trong sản phẩm cùng Lysin, Kẽm mang lại cảm giác ngon miệng cho trẻ khi ăn.
• Bên cạnh đó, sức đề kháng cũng được cải thiện đáng kể nhờ sữa non Colostrum.
Để con yêu phát triển khỏe mạnh, toàn diện, bố mẹ nên lưu ý hơn đến những thay đổi dù là nhỏ nhất ở trẻ để sớm nhận biết tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi và đưa ra những giải pháp can thiệp kịp thời.

Top 5 món ăn giúp bé tăng cân nhanh, thoát suy dinh dưỡng thấp còi

Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi.
Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Bỏ túi ngay những món ăn giúp bé tăng cân nhanh là điều mà bất kỳ bà mẹ nào cũng nên làm.

Dưới đây là danh sách một số món ăn giúp bé tăng cân nhanh mẹ có thể áp dụng:

1. Cháo tim heo

Tim heo là món ăn giàu dinh dưỡng chứa nhiều đạm, chất béo, sắt và đặc biệt là lượng cholesterol vừa phải, giúp bé cải thiện cân nặng hiệu quả.

 
image1

Nguyên liệu: 50gr tim heo, 30gr gạo nếp, 30gr đậu xanh, muối, bột nêm.

Chế biến: 
• Tim heo rửa sạch, thái lát mỏng ướp gia vị vừa ăn rồi xào chín.
• Cho đậu xanh (đã đãi vỏ) và gạo vào nồi nấu, khi cháo chín cho phần tim heo vào nồi đảo đều, nêm nếm vừa ăn, đợi đến khi cháo sôi lại thì tắt bếp.

2. Canh rau ngót thịt bằm

Rau ngót giàu đạm, beta carotene, muối khoáng, canxi. Đặc biệt, Vitamin C và Vitamin nhóm B có trong rau ngót giúp bé tăng cường sức đề kháng và chuyển hóa đạm cần thiết để phát triển1

Nguyên liệu: 250gr rau ngót, 100gr thịt nạc xay, 1 củ hành khô, muối và bột nêm.

Chế biến:
• Để chế biến món ăn giúp bé tăng cân nhanh này, đầu tiên mẹ cần chuẩn bị rau ngót: tuốt lấy lá, rửa sạch rồi vò nát.
• Băm nhuyễn hành khô, phi thơm rồi cho rau ngót vào, đảo đều cùng gia vị.

• Đổ nước vào nồi rau đang xào, chờ sôi thì cho phần thịt đã chuẩn bị vào. Đợi đến khi thịt chín tắt bếp. Vậy là mẹ đã có một món ăn vừa ngon vừa nhanh mà vẫn đảm cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé. 

3. Cá lóc hấp

Thịt cá lóc rất dễ hấp thu, rất thích hợp cho bé suy dinh dưỡng, thấp còi. Có khoảng 18,2% đạm, 2,7% lipid, canxi 90mg%, sắt 2,2mg%, photpho 240mg%, trong 100gr loại cá này2 .

Nguyên liệu: 1 con cá lóc nhỏ, 2 tép tỏi, muối, bột nêm.

Chế biến: 
• Làm sạch cá, khía trên mình cá 3 đến 4 đường cho dễ thấm gia vị.
• Ướp cá cùng tỏi đã băm nhuyễn và gia vị, để 15 - 20 phút.
• Đem cá đã ướp hấp cách thủy.

4. Súp tôm bí đỏ

Cả tôm và bí đỏ đều là thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của bé. Tôm giàu canxi, bí đỏ giàu chất beta carotene, tốt cho hệ miễn dịch, hỗ trợ bé tăng cân nhanh chóng.
 
image2
Đọc thêm bài viết tương tự về trẻ suy dinh dưỡng biếng ăn

Nguyên liệu: 250gr bí đỏ, 180ml sữa tươi không đường, nước dùng, 1 thìa bơ, 6 con tôm, sữa, bơ, kem tươi và rau mùi, hành khô.

Chế biến: 

• Làm sạch tôm, sau đó đem 3 con hấp chín. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ, đem luộc chín. Xay nhuyễn bí đỏ và tôm đã chuẩn bị.
• Phi thơm hành đã băm nhuyễn, xào sơ 3 con tôm còn lại.
• Cho hỗn hợp xay nhuyễn vào nồi nước dùng, chờ sôi cho phần tôm xào vào, thêm sữa, bơ, kem tươi vào đảo đều và nêm nếm vừa ăn, tắt bếp. Với hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp mắt, đây chắc chắn sẽ là món ăn giúp bé tăng cân nhanh được bé yêu thích.

5. Sữa đặc trị

Bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi thường có yêu cầu cao về dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cải thiện hệ tiêu hóa và tình trạng ăn uống, giúp bé tăng cân, tăng chiều cao, bắt kịp đà tăng trưởng. Với công thức được nghiên cứu dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và thể trạng của bé, sữa đặc trị được xem là một trong những giải pháp hỗ trợ tối ưu giúp bé tăng cân nhanh và được các chuyên gia khuyên dùng. 

Nguyên liệu: 38gr sữa Dielac Grow Plus 2+, 180ml nước ấm (khoảng 500C), dụng cụ pha chế.
 
image3

Sữa đặc trị là giải pháp cung cấp đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết giúp bé thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi

Chế biến:

• Rửa sạch và tiệt trùng các dụng cụ pha chế.
• Rót 180ml nước đã chuẩn bị vào dụng cụ pha chế, cho 38gr sữa (khoảng 6 muống gạt) khuấy đều. Thật đơn giản để có một món ăn giúp bé tăng cân nhanh phải không nào?

Lưu ý: Mẹ nên cho bé dùng hai ly sữa mỗi ngày để phát huy hiệu quả tối ưu.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Mẹo chữa trị ê buốt răng hiệu quả

Ê buốt răng là một hiện tượng gây cho người bệnh có cảm cảm giác khó chịu mỗi khi ăn, uống, hay thậm chí lúc hít thở răng cũng bị kích thích. Vậy làm thế nào để không còn cảm giác ê buốt nữa?
Ê buốt răng là một hiện tượng gây cho người bệnh có cảm cảm giác khó chịu mỗi khi ăn, uống, hay thậm chí lúc hít thở răng cũng bị kích thích. Vậy làm thế nào để không còn cảm giác ê buốt nữa?
Sử dụng tỏi chà lên răng:
Trong tỏi có chứa hợp chất Florua và Allicin có khả năng sát trùng và chống lại các tác động từ bên ngoài như đồ cay, lạnh. Tỏi tách vỏ, thái lát mỏng rồi để bên ngoài khoảng 5 phút, sau đó lấy tép tỏi chà xát nhẹ nhàng lên răng. Để giảm bớt triệu chứng ê buốt hiệu quả thì tốt nhất bạn nên thực hiện 3 lần trong ngày.
Sử dụng lá trà xanh:
Bạn muốn có một làn da mịn màng không tì vết, hãy đến với bột trà xanh!
Trong lá trà xanh giàu chất catechin, florua, axit tannic giúp làm giảm ê buốt răng hiệu quả và còn hỗ trợ hình thành lớp men protein bảo vệ răng.
Lá trà xanh được nhiều người lựa chọn sử dụng hơn tỏi vì không bốc mùi hăng và bám mùi. Bạn chỉ cần nhai lá trà xanh 3 lần một ngày, mỗi ngày trong vòng 5 phút thì triệu chứng này sẽ giảm đi đáng kể.
Quả óc chó chữa ê buốt cực hiệu quả:
 Trong quả óc chó cho thành phần Acid béo tự nhiên, có thể cải thiện chất lượng tinh trùng. Ảnh: Shutterstock/Biglike Images.
Nhân quả óc chó giàu axit linoleic, canxi và phốt pho, giúp làm giảm sự kích thích đến các dây thần kinh răng. Để chữa ê buốt, bạn nên thực hiện như sau: súc miệng bằng nước muối, nhai 20 gr quả óc chó trong vòng từ 3 - 5 phút, từ từ rồi nuốt, nên nhai 2 lần một ngày.
Kiểm soát chế độ ăn uống một cách hợp lý:
Tác dụng thần kì chữa trị ung thư của vỏ chanh - 1
Những đồ uống chứa nhiều axit, như nước có ga, nước cà chua, cam, chanh hay các thức ăn quá nóng hoặc lạnh sẽ là nguyên nhân khiến cho răng nhạy cảm, ê buốt răng. Bên cạnh đó, đồ ăn cay hay mặn cũng khiến cho men răng bị tổn thương và mỏng đi nên nhạy cảm.
Vì vậy, bạn nên hạn chế những loại đồ ăn, thức uống này mà thay vào đó nên bổ sung chất xơ khiến tuyến nước bọt hoạt động tốt, tạo nên khoáng chất chống lại sự nhạy cảm của răng. Thực phẩm chứa chất xơ chủ yếu là rau, củ, các loại hạt, chuối và táo.
Vệ sinh răng miệng đúng cách:
Nhiều người thường nghĩ chải răng thật mạnh sẽ loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn có trên răng. Tuy nhiên, theo y khoa chứng minh rằng việc chải răng mạnh sẽ làm mòn men răng, bị tụt nướu và lộ ngà nhiều hơn.
Cảm giác ê buốt cũng lộ rõ hơn. Để hạn chế những tổn thương, bạn nên dùng bàn chải lông mềm, chải răng theo chiều dọc một cách nhẹ nhàng nhưng thật kỹ, nếu có thể thì nên sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt.
Trên đây là mẹo chữa ê buốt răng hiệu quả ngay tại nhà.
Tuy nhiên, để răng được chắc khỏe, bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách cùng chế độ ăn uống hợp lý.
Ngoài ra nên định kì đến nha khoa kiểm tra răng miệng để sở hữu hàm răng chắc khỏe.

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt răng

Có thể nói phương pháp tẩy trắng răng bằng các công nghệ nha khoa tiên tiến ngày nay rất được mọi người ưa chuộng
Có thể nói phương pháp tẩy trắng răng bằng các công nghệ nha khoa tiên tiến ngày nay rất được mọi người ưa chuộng. Nguyên nhân là do nó vừa đem lại hiệu quả nhanh ( chỉ sau một liệu trình làm trắng tầm thời gian 1 tiếng đồng hồ) mà lại cực kì an toàn. Bệnh nhân sau khi thực hiện tẩy trắng, có thể sở hữu hàm răng trắng lên từ 3 cho đến 5 tông so với tông răng ban đầu và màu sắc rất bắt mắt và thu hút. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh nhân sau khi thực hiện liệu trình tẩy trắng răng tại các trung tâm nha khoa lại cảm thấy răng bị ê buốt, khó chịu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên?
Kết quả hình ảnh cho Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt răng
Thực ra, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm giác ê buốt của bệnh nhân sau khi tẩy trắng răng. Nguyên nhân đầu tiên mà chúng ta phải kể đến đó chính là do mòn cổ chân răng. Khi nha sĩ tẩy trắng, nếu phần cổ chân răng bị mòn không được bảo vệ hay che chắn mà tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy trắng răng và đèn laser thì phần ê buốt cổ chân răng này đã yếu và nhạy cảm
lại được kích thích. Nên các mô răng tại đây sẽ lại thêm nhạy cảm và yếu hơn. Do đó việc xuất hiện các cảm giác ê buốt tại các vị trí này sau khi tẩy trắng răng là không thể tránh khỏi.Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng ê buốt đó là lượng thuốc tẩy trắng được dùng. Nếu nồng độ của thuốc quá cao, vượt mức ngưỡng an toàn cho phép thì sẽ khiến cho răng bị nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng hơn
Lúc này khi ăn phải các thực phẩm quá nóng hay quá lạnh, răng sẽ bị kích thích và sinh ra cảm giác ê buốt, khó chịu. Viêm tủy răng là một bệnh lý rất phổ biến về răng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm tủy răng sẽ đem đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khôn lường, gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai cũng như sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Vậy làm sao để nhận biết được răng chúng ta có bị viêm tủy hay không?
Viêm tủy thường có các giai đoạn viêm khác nhau chính vì vậy cho nên những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài cũng sẽ không hề giống nhau. Đối với những đối tượng viêm tủy răng giai đoạn nhẹ, chúng ta thường cảm thấy răng bị ê buốt, đau nhức sau khi ăn các thực phẩm quá chua, quá lạnh hay quá nóng. Tuy nhiên, thời gian của cơn đau này khá ngắn
chỉ tầm vài giây ngay sau khi chúng ta ăn các loại thực phẩm này rồi sau đó sẽ biến mất hoàn toàn. Bên cạnh các biểu hiện về mặt cảm giác, chúng ta cũng có thể quan sát răng để biết răng có bị viêm tủy hay không. Nếu trên bề mặt răng chúng ta có các lỗ sâu, lỗ sâu này có các ngà mềm và màu đỏ hồng của tủy thì khi đó tủy chúng ta đã bị viêm.

Bổ sung canxi để bé phát triển khỏe mạnh

Canxi là khoáng chất quan trọng đối với sự tăng trưởng chiều cao của bé
Canxi là khoáng chất quan trọng đối với sự tăng trưởng chiều cao của bé. Tuy nhiên không phải cứ ăn thật nhiều nước hầm xương, uống bổ sung nhiều canxi là tốt, ngược lại có thể gây hại cho cơ thể nếu hấp thụ thừa canxi. Vậy mẹ đã biết phải bổ sung canxi cho bé như thế nào là đúng nhất để bé phát triển khoẻ mạnh chưa?
Canxi không thể thiếu, cũng không thể quá thừa
Tiến sĩ Hoàng Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm truyền thông giáo dục dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội) cho biết có khá nhiều mẹ nghĩ rằng cứ bổ sung canxi cho bé thật nhiều là bé sẽ không bị còi xương, sẽ mau cao lớn. Trên thực tế, không phải cứ vô tư nạp canxi thật nhiều là tốt, vì khoáng chất này có cơ chế hấp thụ riêng.
Theo Tiến sĩ Hoàng Kim Thanh, canxi cần sự “cho phép” của vitamin D mới được đi vào cơ thể, vitamin D như một người chỉ huy ở trung ương, chi phối sự hấp thụ canxi của các tế bào. Vì vậy nếu cơ thể không đủ vitamin D thì cũng không thể dung nạp được canxi, muốn phòng ngừa và điều trị còi xương mẹ phải bổ sung vitamin D cho bé trước.
Ngược lại, nếu có vitamin D mà lại thiếu canxi, hệ xương của bé sẽ không được nuôi dưỡng, bé có nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Bổ sung canxi cho bé từ nguồn canxi hữu cơ trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa là cách tự nhiên, hiệu quả và kinh tế nhất.
Canxi là cần thiết, nhưng mẹ cũng đừng vì lo xa mà bổ sung canxi cho bé quá mức sẽ lợi bất cập hại. Lượng canxi dư thừa trong cơ thể sẽ khiến xương trẻ cứng sớm, giảm khả năng phát triển chiều cao, ức chế hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, gây quá tải cho thận, rối loạn canxi trong máu, thậm chí dẫn đến canxi hoá và xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim. Nếu thấy con có dấu hiệu táo bón, đau bụng, buồn nôn, tiểu ra sỏi, tiểu ra máu, đau xương, đau cơ, mẹ hãy đưa con đi khám ngay nhé vì đó rất có thể là dấu hiệu của chứng thừa canxi đấy.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nếu trẻ không có các dấu hiệu thiếu canxi thì nguồn canxi tự nhiên từ thực phẩm là cách bổ sung canxi cho trẻ tốt nhất. Rất nhiều loại thực phẩm giàu canxi mà mẹ có thể áp dụng vào thực đơn hằng ngày cho con như cua đồng, tôm, tép, các loại cá tươi, rau xanh như cải xoăn, cần tây, rau răm, nấm mộc nhĩ.
Đối với những bé hấp thu canxi kém mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và chỉ định liều lượng phù hợp, không nên tự ý cho bé dùng thuốc vì dùng sai liều sẽ gây dư thừa canxi rất có hại cho sức khoẻ.

4 dấu hiệu phổ biến của trẻ biếng ăn

Chuyện ăn uống của trẻ luôn là vấn đề quan tâm của bố mẹ, vì vậy một khi trẻ rơi vào tình trạng biếng ăn, mẹ lo lắng không biết làm thế nào.
Chuyện ăn uống của trẻ luôn là vấn đề quan tâm của bố mẹ, vì vậy một khi trẻ rơi vào tình trạng biếng ăn, mẹ lo lắng không biết làm thế nào. Vậy nên để có thể nhanh chóng khắc phục tình trạng này, mẹ cần sớm phát hiện ra khi nào trẻ biếng ăn qua các dấu hiệu dưới đây.
Tìm hiểu thêm 1 số dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng tại đây

1. Trẻ thờ ơ với chuyện ăn uống

tre tho o voi chuyen an uong 4 dấu hiệu phổ biến của trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn thường thờ ơ với chuyện ăn uống
Khác với các trẻ em khác, trẻ biếng ăn thường không mặn mà nhiều với chuyện ăn uống. Thậm chí trẻ còn khóc mỗi khi đến giờ ăn hoặc từ chối mở miệng khi được đút thức ăn. Giờ ăn đối với trẻ dường như là cực hình khiến bé sợ hãi.

2. Trẻ ít thèm ăn

Thông thường đối với trẻ em thì các món ăn là sự tò mò và thích thú của chúng. Chúng rất mong muốn được thưởng thức món ăn đó. Nhưng đối với trẻ biếng ăn thì ngược lại. Mặc dù chúng vẫn vui chơi, lanh lợi nhưng lại rất ít khi biểu lộ đói hoặc rất ít khi quan tâm đến chuyện ăn uống. Trẻ quan tâm nhiều đến việc đi chơi hơn là ăn uống. Nếu có ăn thì cũng chỉ được vài miếng là trẻ ngừng ăn. Khi ăn trẻ cũng không hề chú tâm vào việc ăn uống và dễ dàng rời khỏi bàn ăn.

3. Ác cảm với thức ăn

tre ac cam vơi do an 4 dấu hiệu phổ biến của trẻ biếng ăn
Trẻ ác cảm với đồ ăn
Trẻ khó chịu với mùi vị các món ăn và kiên quyết từ chối ăn chúng mặc dù chúng có hấp dẫn và mẹ kì công chế biến như thế nào đi chăng nữa. Trẻ có thể có ác cảm với một số món ăn nào đó và khóc lóc nếu như phải ăn món ăn đó.

4. Trẻ bị mắc một số bệnh

Trẻ thường xuyên bị mắc các bệnh đặc biệt là bệnh đường hô hấp, bệnh truyền nhiễm. Nguyên nhân là do trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu nên trẻ dễ bị nhiễm bệnh.
Nếu trẻ có một số dấu hiệu trên thì mẹ nên nghĩ ngay đến tình trạng trẻ biếng ăn nhé.
Tìm hiểu thêm chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng tại đây

Trẻ biếng ăn, chuyện thường nhưng không nhỏ

Trẻ biếng ăn, phải làm sao đây? Đối với một số bà mẹ thì vấn đề này dường như trở thành cực hình.
Trẻ biếng ăn, phải làm sao đây? Đối với một số bà mẹ thì vấn đề này dường như trở thành cực hình. Nhưng có một số bà mẹ thì lại không khó khăn gì khi xử lý vấn đề này. Sự khác biệt này nằm ở chỗ nào?
tre bieng an chuyen khong nho Trẻ biếng ăn, chuyện thường nhưng không nhỏCó nhiều cách để giải quyết tình trạng biếng ăn của trẻ
Hôm nào cũng thế, cứ khoảng 7h sáng, 11h trưa và 6h tối, hàng xóm lại bắt đầu nghe thấy tiếng dỗ dành, nịnh nọt thậm chí là quát nạt của chị Phương. Nguyên nhân xuất phát từ việc bé Bi nhà chị Phương lười ăn. Bữa cơm của bé có khi kéo dài cả tiếng đồng hồ bởi tình trạng ngậm cơm của bé. Nhìn thằng bé còi cọc ai cũng thương “hiến kế” trị chứng biếng ăn cho bé nhưng không hiệu quả.
Chị Hoa (Đống Đa, Hà Nội) cũng rơi vào trường hợp như thế. Bé biếng ăn, còi cọc nên cứ đến khi thay đổi thời tiết là lại ốm. Mẹ con chị cứ ra vào bệnh viện như cơm bữa.
Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp biếng ăn của trẻ và làm thế nào để chấm dứt tình trạng này luôn là câu hỏi đau đầu của nhiều bố mẹ. Tuy nhiên vẫn có một số bà mẹ xử lý vấn đề này hết sức nhẹ nhàng, con ăn ngon và đủ dưỡng chất
Đảm bảo dinh dưỡng trong bữa phụ của bé
Bởi vì bé lười ăn dẫn đến lượng chất dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt nên mẹ cần phải đảm bảo các bữa phụ cho bé. Mẹ nên sắp xếp bữa phụ cho bé trong những giờ giấc cố định, không nên mỗi hôm một giờ khác nhau. Thức ăn trong bữa phụ không cần nhiều bởi bé sẽ không ăn hết nhưng lưu ý cần phải đảm bảo dinh dưỡng và nên chiều theo sở thích của bé (nhưng phải trong giới hạn mẹ nhé). Một số món ăn mẹ nên cho bé ăn trong bữa phụ như: cháo, súp, chè từ gạo, đậu xanh… để cung cấp tốt hơn dinh dưỡng cho con.
Ngon mắt, đói bụng
Ai cũng vậy chứ không riêng chỉ trẻ em đều bị kích thích bởi màu sắc và vẻ đẹp của các món ăn. Mẹ nghĩ sao nếu như bé nhìn thấy hình ảnh nắm cơm là một chú gà con dễ thương trên bàn ăn. Đảm bảo bé sẽ reo hò thích thú và tò mò về mùi vị của nó đấy.
Bày trí món ăn thật bắt mắt bao giờ cũng hấp dẫn bé ngay từ lúc đầu đấy mẹ nhé. Vì vậy hãy bớt chút thời gian và trang trí các món ăn cho con nhé.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi cho bé
Một số mẹ hiểu rằng, để trị biếng ăn cho trẻ phải trị tận gốc. Trẻ bị thiếu vi chất thì tình trạng biếng ăn vẫn cứ tiếp diễn. Vì vậy để chấm dứt tình trạng này việc bổ sung vi chất là cần thiết, trong đó cụ thể là hai vi chất kẽm và selen.
- Kẽm là thành phần củ hơn 300 enzym, thiếu kẽm làm giảm sự nhạy cảm của vị giác khiến trẻ không cảm nhận được mùi vị của thức ăn, trẻ ăn không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ.
- Selen, vi chất chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ thể nhưng lại có vai trò to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Selen là một chất chống oxy hóa, giữ vai trò chủ chốt trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Chính vì vậy selen có vai trò rất lớn đối với hệ miễn dịch của trẻ. Trẻ thiếu selen dễ bị ốm yếu và hay mắc các bệnh về đường hô hấp.

Bổ sung Canxi và Magie - Giúp bé lớn cao

Chiều cao của bé được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tiên quyết nhất là chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ protein, khoáng chất, vitamin
Chiều cao của bé được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tiên quyết nhất là chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ protein, khoáng chất, vitamin. Các loại thực phẩm bổ sung canxi và magiê là người bạn đồng hành quan trọng trên chặng đường tăng trưởng của bé đấy, mẹ đừng quên nhé!
Vai trò của canxi và magiê
Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất của cơ thể, là thành phần cấu tạo của xương. Phần lớn lượng canxi hấp thụ vào cơ thể nằm trong xương, phần còn lại nằm trong cơ và máu.
Bên cạnh canxi, magiê cũng có vai trò xây dựng các tổ chức mô trong đó có xương, tham gia vào thành phần của nhiều loại men điều hoà các chức năng khác nhau của cơ thể. Khoảng 50-70% lượng magiê của cơ thể nằm trong xương (magiê kết hợp với canxi và phốtpho trong quá trình tạo xương), phần còn lại phân bố ở cơ bắp, các mô mềm và máu.
Canxi và magiê là hai khoáng chất nòng cốt cho sự phát triển thể lực, sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Thiếu canxi và magiê có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ xấu cho trẻ như còi xương, chậm vận động, chậm lớn, các hệ trong cơ thể không được điều hoà khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân… lâu ngày sẽ gây ra suy dinh dưỡng, trẻ chậm phát triển.
Ở tuổi mẫu giáo, bé cần khoảng 600mg canxi và 76mg magie mỗi ngày. Mẹ nhận biết bé nhà mình có đang bị thiếu canxi và magiê hay không qua các dấu hiệu như còi xương, chậm lớn, răng mọc chậm, biếng ăn, mất ngủ, dễ co cơ, cơ thể mệt mỏi uể oải… Khi có những dấu hiệu trên mẹ nên đưa bé đi khám ngay ở các phòng khám chuyên khoa nhi để có phương án bổ sung dinh dưỡng cho bé nhé.
Mẹ có thể dễ dàng nạp thêm canxi cho bé bằng tài nấu nướng của mình với các loại thực phẩm bổ sung canxi như thịt, trứng, sữa, tôm, cua, cải xoăn, bắp cải, đậu bắp, đậu nành, các loại trái cây như chuối, bơ, cam tươi…
Đối với magiê, mẹ có thể tìm thấy trong các loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, các loại thịt, cá, trứng, hải sản, các loại ngũ cốc như gạo, bánh mì, khoai lang, các loại rau củ quả như mồng tơi, giá, rau ngót, chuối, sầu riêng…
Tuy nạp thêm thực phẩm bổ sung canxi và magiê là ưu tiên hàng đầu nhưng cũng có một điểm mà mẹ cần lưu ý, canxi có thể làm giảm hấp thu magiê ở ruột non khi được nạp cùng lúc, nên mẹ nhớ phân bố đều các loại thực phẩm trên, nên bổ sung magie trước bổ sung canxi sau để cơ thể bé hấp thụ tốt lượng dưỡng chất cần thiết nhé.