Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

GS Đỗ Đức Thái: 'Học Toán không phải để thi'

Chủ biên chương trình Toán cho biết nội dung môn học này trong chương trình phổ thông mới chú trọng hình thành năng lực tư duy, thay vì lắt léo để phục vụ thi cử.
"Quan điểm xây dựng chương trình môn Toán theo chương trình phổ thông 2018 là tinh giản, thiết thực, hiện đại và khơi nguồn sáng tạo", GS Đỗ Đức Thái (Trưởng khoa Toán - Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết tại Ngày hội Toán học mở 2019 tổ chức tại TP HCM ngày 24/11.
Điều này trái với mục tiêu của việc dạy hiện nay là học sinh phải biết nhiều kiến thức, giải được nhiều bài tập lắt léo và cuối cùng đạt điểm cao ở các kỳ thi. Học sinh đang học để thi chứ không phải áp dụng trong cuộc sống, thi những điều không bao giờ dùng trong cuộc sống.
Theo ông Thái, chất lượng nền giáo dục phổ thông hay thành tựu của Toán học Việt Nam không thể đánh giá chỉ qua thành tích ở những kỳ thi. Khơi gợi sự sáng tạo Toán học của học sinh cũng không phải là đẩy các em luyện đề học sinh giỏi.
GS Đỗ Đức Thái tại ngày hội Toán học mở 2019 sáng 24/11. Ảnh: Mạnh Tùng.
GS Đỗ Đức Thái tại Ngày hội Toán học mở 2019 sáng 24/11. Ảnh: Mạnh Tùng.
GS Thái kể, sau khi công bố chương trình mới, nhóm biên soạn nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng chương trình đã giảm nhẹ năng lực toán học của học sinh, có nguy cơ làm mất ưu thế của Việt Nam trong các kỳ thi học sinh giỏi. Một số khác lại nói chương trình không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu thi cử hiện hành.
Là người dạy đội tuyển Toán học sinh giỏi nhiều năm, ông phủ nhận việc chương trình mới "không tạo điều kiện cho học sinh giỏi phát triển". Tuy nhiên, khi biên soạn chương trình chung cho cả nước thì không thể lấy những học sinh giỏi cá biệt trở thành kim chỉ nam để hướng cả chương trình đi theo. "Chúng ta có một triệu học sinh thì chỉ có một phần nhỏ yêu cầu một chương trình đặc biệt cho học sinh xuất sắc", ông Thái nói.
Theo Chủ biên chương trình môn Toán của chương trình giáo dục phổ thông mới, các thành tố năng lực học toán sắp tới gồm: tư duy, lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giải quyết vấn đề; sử dụng công cụ và phương tiện toán học; giao tiếp toán học. Chương trình là kết quả 6 năm làm việc của nhóm biên soạn, được cho là không thua kém bất cứ chương trình nào trên thế giới.
"Học toán để suy nghĩ có logic, hợp lý hơn, làm gì cũng phải có lập luận và phải dùng kiến thức đó để đi kiếm tiền, tức sử dụng được cho công việc của mình", ông nói và nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn từ toán học.
GS Thái kể một câu chuyện tại một lớp sinh viên sư phạm, khi ông đưa ra hình ảnh vệ tinh chụp toà nhà giảng đường nơi họ đang ngồi học và yêu cầu ước lượng chiều dài của nhà thì không ai trả lời được. Từ đó, ông cho rằng muốn có được bài toán thực tiễn thì chính người dạy học phải sâu sát với đời sống. Cách dạy học trò là chuyển vấn đề thực tiễn về toán học rồi mới giải bài toán đó.
Tại toạ đàm, nhiều người bày tỏ sự quan tâm tới nội dung những bộ sách giáo khoa được viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thầy Nguyễn Đức Tấn (giáo viên quận 1) đặt vấn đề cần thử nghiệm sách giáo khoa trước khi áp dụng đại trà. Đồng thời, cần có những bộ sách riêng biệt cho học sinh vùng ven, vùng miền núi bởi tính đặc thù so với học sinh đồng bằng.
Ông Khúc Thành Chính (Chủ biên sách Toán Chân trời sáng tạo) chia sẻ khi viết sách, nhóm biên soạn cố gắng hướng tới những em không có năng khiếu môn học này. Bởi học sinh mỗi em một vẻ, với những sở trường, năng khiếu khác nhau, quan trọng là phát huy tính nhân văn trong sách.
Nhiều kiến thức về đất nước, con người Việt Nam được lồng ghép vào kiến thức toán học. Sách có bản đồ Việt Nam, có yêu cầu tìm bản đồ các địa danh. "Điều chúng tôi mong muốn là học sinh quan tâm hơn đến nơi mình sống, đến môi trường xung quanh và đất nước mình", ông Chính nói.
Học sinh tại một gian hàng triển lãm sản phẩm Toán học. Ảnh: Mạnh Tùng.
Học sinh tại một gian hàng triển lãm sản phẩm Toán học. Ảnh: Mạnh Tùng.
Ngày hội Toán học mở lần thứ hai diễn ra tại TP HCM, do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Hội Toán học TP HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo và Đại học Sài Gòn phối hợp tổ chức. Chương trình sáng nay thu hút hơn 5.000 học sinh, sinh viên và giáo viên phía Nam tham gia. 

Năm bài toán đo trí thông minh

Những bài toán yêu cầu điền số phù hợp quy luật thường xuất hiện trong các bài kiểm tra IQ.

Nữ sinh lớp 11 bán online kiếm tiền nuôi mẹ bệnh

Trâm Anh (17 tuổi) chia sẻ, em vừa đi học vừa kiếm tiền chữa bệnh tai biến cho mẹ trong chương trình “Tôi tuổi teen”.
Tập 4 của chương trình "Tôi tuổi teen" vừa phát sóng với phần thi trí tuệ và câu chuyện theo đuổi ước mơ của nữ sinh 10X.
Trâm Anh lớn lên với sự yêu thương của mẹ, ba mất khi em còn rất nhỏ. Năm học lớp 9, mẹ bị tai biến. Để chăm sóc mẹ, buổi sáng em đi học, đến trưa tranh thủ vào bệnh viện đem cơm cho mẹ. Nữ sinh 10X kiếm tiền bằng cách bán đồ chơi trong trường, bán hàng online để có thêm thu nhập chăm lo, chữa bệnh cho mẹ.
Cô giáo từng nghĩ, Trâm Anh nghỉ học nhiều là do chơi bời, đua đòi. Sau này, khi mọi chuyện rõ ràng, cô đã xin lỗi và động viên tinh thần giúp em có thêm động lực trong cuộc sống.
polyad
Trâm Anh xúc động khi chia sẻ hoàn cảnh của mình. 
Những khó khăn, mất mát trong cuộc sống giúp cô học trò lớp 11 trưởng thành hơn các bạn cùng trang lứa. Khi Trâm Anh chia sẻ về công việc bán hàng trực tuyến, MC Trấn Thành bất ngờ với thu nhập mỗi tháng lên đến 100 triệu đồng của nữ sinh.
Ước mơ của Trâm Anh là đi du học và mong muốn đưa mẹ theo để chăm sóc vì "mẹ chính là nguồn động lực lớn nhất của em". Hiện căn bệnh của bà đã có tiến triển theo hướng tích cực, đi lại được, đồng hành và ủng hộ mọi quyết định, việc làm của Trâm Anh trong học tập, công việc.
"Tôi sợ mình không có đủ thời gian để ở lại với con, dạy dỗ, an ủi con chứ tôi không có làm gì được cho nó hết. Tôi sợ là gánh nặng cho con...", bà trải lòng.
Chứng kiến khoảnh khắc ấy, MC Trấn Thành chia sẻ, tình cảm mẹ con là tình yêu rất thiêng liêng và không gì có thể vượt qua được. "Trên đời này chẳng bao giờ có cái gì là nặng nếu như người ta tự nguyện cả chị ạ. Chị không cần phải làm gì cả, cái chị cần làm bây giờ là phải sống thật hạnh phúc, thật mạnh khỏe là điều tuyệt vời nhất rồi", anh nói.
polyad
Chương trình "Tôi tuổi teen" còn là cầu nối giữa phụ huynh và con cái, nơi các em có thể nói lên những suy nghĩ với cha mẹ.
Tập 4 "Tôi tuổi teen", Trâm Anh trả lời chính xác những câu hỏi từ Ứng dụng học tập Kiến Guru. Phần thi "Teen học chất", có 4 câu hỏi, mỗi câu 1.600 điểm, người chơi nhờ quyền trợ giúp chỉ còn 800 điểm.
Câu hỏi đầu tiên "Vì sao không nên dùng nước để dập đám cháy do xăng dầu gây ra?", bà Ngọc Trinh (mẹ của Trâm Anh) đã trợ giúp trả lời và nhận được 800 điểm. Đến câu hỏi "Hiện vật nào là tiêu biểu cho nền văn minh sông Hồng?", Trâm Anh đã đưa ra đáp án rất nhanh và đem về 1.600 điểm.
Trong phần chơi này, người xem có thể tham gia trả lời câu hỏi bằng cách tải Ứng dụng học tập Kiến Guru và nhận những phần quà.
polyad
Trâm Anh trổ tài trong phần "Teen học chất".
Chương trình "Tôi tuổi teen" giúp phụ huynh hiểu tâm tư, tình cảm của con ở tuổi mới lớn đồng thời khuyến khích các thiếu niên mạnh dạn nói lên suy nghĩ, tâm tư của mình với cha mẹ. Bên cạnh phần chia sẻ tâm tư tình cảm còn có phần thi tài kiến thức.
Tập 5 phát sóng vào lúc 21h tối thứ Bảy (30/11) trên kênh HTV7 và kênh Hanoi1. Chương trình được tài trợ độc quyền bởi Kiến Guru - Ứng dụng học tập dành cho học sinh từ lớp một đến lớp 12, với gần 4.000 video bài giảng và 12.000 câu hỏi ôn tập ở nhiều cấp độ. Các ví dụ trực quan, sinh động cùng câu hỏi ôn luyện cho các kỳ kiểm tra và kỳ thi.
Thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, Kiến Guru dành tặng ưu đãi giảm 50% phí sử dụng khi tải, đăng ký và kích hoạt gói học tập.

Ba kỹ năng cần học trước khi vào đại học

GS Margaret Dwyer, trường Kỹ thuật Milwaukee (bang Wisconsin, Mỹ) nhận thấy hầu hết sinh viên thiếu ba kỹ năng cần thiết trong học tập và công việc.
Tôi nhận thấy trong những năm trung học của con, hầu hết phụ huynh tập trung vào kết quả học tập, hoạt động ngoại khóa, những điều giúp học sinh có hồ sơ đẹp để nộp vào các đại học. Nhiều người tiến thêm một bước, là dạy các con về cuộc sống tự lập như giặt giũ, nấu ăn hay làm việc nhà.
Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ giảng dạy, tôi phát hiện sinh viên còn thiếu một số kỹ năng sống vô cùng quan trọng, những điều không chỉ giúp các em độc lập mà còn cho phép thành công hơn trong trường học và xã hội.
1. Giao tiếp với người hơn tuổi
Email là hình thức giao tiếp bằng văn bản phổ biến giữa các giáo sư và sinh viên. Mỗi năm, khi dạy sinh viên năm nhất, tôi đều phải hướng dẫn các em cách viết email cho giáo sư. Đó là hãy bắt đầu bằng "Kính gửi" chứ không phải là "Hey" hay bất kỳ từ ngữ tuổi teen nào.
Sinh viên năm nhất thường có sự tương tác rất hạn chế với người lớn, không chỉ giảng viên mà còn cha mẹ của bạn bè hay quản lý tại nơi làm thêm. Nhiều sinh viên của tôi tỏ ra lo lắng trong công việc và học tập chỉ vì không thể giao tiếp thoải mái với những người lớn tuổi hoặc những người có chức vị cao. Đây không chỉ là vấn đề lịch sự khi giao tiếp mà còn bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể thoải mái, linh hoạt như tay chân, ánh mắt.
Giống như hầu hết giáo sư tại trường đại học, tôi khuyến khích sinh viên trò chuyện cùng sau giờ học hoặc bằng email, nhưng không nhiều em làm điều này. Những sinh viên chủ động nói chuyện với tôi thừa nhận cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi phải nói chuyện với giáo sư mà không có mặt cha mẹ. Tuy nhiên, sau khi thử nói chuyện lần đầu tiên, các em thấy nhẹ nhõm và tự tin hơn. Trong giao tiếp với người hơn tuổi, sinh viên nên có thái độ tôn trọng, bình tĩnh, tự tin và đi thẳng vào vấn đề.
Ảnh: Theodysseyonline
Ảnh: Theodysseyonline
2. Quản lý lịch trình riêng
Trường đại học của tôi cung cấp cho mọi người phần mềm lập kế hoạch. Sau một năm hoạt động, tôi thường hỏi sinh viên về hiệu quả sử dụng này. Nhiều em thừa nhận ban đầu việc quản lý thời gian rất đơn giản, nhưng khi công việc nhiều lên hay khi nhiều bài tập, các em rất khó tiếp tục theo kế hoạch. Nhiều sinh viên có khả năng lập kế hoạch rất tốt, nhưng thường không thể bám sát lịch trình, khiến cuộc sống vẫn rơi vào mớ hỗn độn.
Trước đây, một phụ huynh từng gọi điện đến trường tôi và nhờ giáo viên đánh thức con trai dậy vì em không thể tự dậy sớm. Chúng tôi đã bảo với phụ huynh rằng con trai của bà cần tự thực hiện điều này mới có thể xây dựng cuộc sống riêng. Tin tốt là sau vài tuần thử nghiệm và thất bại, cuối cùng em đó đã có thể dậy sớm mà không cần ai đánh thức.
Một phụ huynh khác chia sẻ với tôi về cách giúp con quản lý lịch trình. Con trai cô không thể sắp xếp thời gian khoa học và thường xuyên đến muộn. Mỗi khi đợi con đến muộn, phụ huynh sẽ tính từng phút, sau đó nhân năm lần lên. Số thời gian nhân lên này sẽ trừ vào thời gian giải trí, vui chơi của em đó. Ví dụ, bình thường chàng trai này chơi game 60 phút nhưng vì đi muộn 5 phút, em sẽ bị trừ đi 25 phút chơi game và chỉ được phép chơi 35 phút còn lại.
Phụ huynh nên hướng dẫn con cách lên lịch trình và quản lý thời gian của bản thân, sau đó hãy để con tự thực hành. Các em chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu, nhưng đây sẽ là những viên gạch đầu tiên giúp con bạn hình thành kỹ năng quản lý lịch trình cá nhân khoa học.
3. Tham gia giao thông
Có bao nhiêu học sinh trung học biết cách quản lý phương tiện cá nhân hay tham gia phương tiện công cộng? Trường chúng tôi nằm ở thành phố lớn nên sinh viên thường lựa chọn đi xe bus đến nhưng nhiều em chia sẻ không thích đi xe bus hoặc không muốn đi một mình.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi sinh viên nông thôn không quen với việc sử dụng giao thông công cộng, nhưng nếu biết rằng phải tự di chuyển đến trường đại học, các em nên học về giao thông hay an toàn giao thông từ trước đó.
Trước khi vào năm học, các em nên theo dõi lịch trình các tuyến xe bus đến trường, thử khám phá một số tuyến đường để nắm được tình hình giao thông cơ bản xung quanh trường. Vào năm học, khi đã làm quen và thân thiết hơn với bạn bè, sinh viên có thể đi theo nhóm, đi nhờ phương tiện của nhau.
Làm thế nào để tân sinh viên không lo lắng về môi trường đại học?
Cho dù con bạn thông minh đến đâu, nếu phải học về kỹ năng sống cùng lúc với việc làm quen môi trường đại học, các em chắc chắn sẽ gặp áp lực và ở thế bất lợi. Khi các em không thể đến lớp đúng giờ vì dậy muộn, không hoàn thành bài tập về nhà vì không biết quản lý thời gian hay nói chuyện bất lịch sự với người hơn tuổi, tất cả sẽ ảnh hưởng đến điểm số và cách giảng viên đánh giá về các em.
Vì vậy, bài viết này tôi muốn dành cho phụ huynh có con đang học phổ thông. Hãy tự hỏi con bạn sẽ xoay sở thế nào khi lên đại học ngay hôm nay. Nếu bạn nhìn thấy những điểm yếu, những bất lợi của con, hãy dành thời gian từ bây giờ để hướng dẫn và thay đổi các em.
Phụ huynh có thể để học sinh tự lên lịch sinh hoạt ngoài giờ học. Hãy để các em tự gánh chịu hậu quả nếu không biết phân bổ thời gian, dành quá nhiều sự chú ý cho các thiết bị công nghệ. Bạn cũng có thể để con tự đến trường, tự sử dụng phương tiện công cộng hoặc phương tiện cá nhân, nhưng đừng quên hướng dẫn về luật an toàn giao thông.
Có thể khi đọc bài viết này, nhiều phụ huynh sẽ nghĩ rằng: "Con tôi không có những kỹ năng trên đây nhưng tôi hiểu con tôi, đó là đứa trẻ thông minh, cháu sẽ sớm hiểu những điều đó". Nhưng khi gặp rắc rối ở đại học, các em sẽ nhận ra bản thân không thông minh và tự ti về chính mình. Khi bị điểm kém, khi không thể chia sẻ với giáo sư, các em sẽ mất nhiều thời gian để lo lắng, căng thẳng, khoảng thời gian lẽ ra nên dành cho việc trau dồi và khám phá bản thân. 

Tám dấu hiệu trẻ bị ngược đãi

Khi bị bố mẹ ngược đãi cả thể xác lẫn tinh thần, những đứa trẻ sẽ gặp khó khăn trong tương tác xã hội, thường xuyên tự chỉ trích mình.
Dưới đây là tám dấu hiệu cho thấy trẻ đang phải lớn lên trong một gia đình "độc hại", nơi phụ huynh thường xuyên ngược đãi hay bỏ bê con cái.
1. Sợ bị thao túng
Điều này xảy ra khá thường xuyên với những đứa trẻ lớn lên trong các gia đình sử dụng biện pháp thao túng (bắt hành động theo chủ ý của bố mẹ). Hành vi này là một kiểu lạm dụng cảm xúc, có thể khiến trẻ ít tin tưởng người xung quanh và luôn muốn tránh né.
2. Gặp khó khăn trong tương tác xã hội
Khi được nuôi dưỡng trong bầu không khí căng thẳng, bị thao túng và ngược đãi cả về thể xác lẫn tinh thần, trẻ sẽ bị ảnh hưởng khi trưởng thành. Một số phụ huynh không thể cung cấp cho con sự hỗ trợ cần thiết khiến con có cảm giác cần phải cảnh giác. Cuối cùng, những đứa trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc tin tưởng và mở lòng với những người xung quanh, ngay cả thành viên gia đình.
Hơn nữa, việc bị gia đình ngược đãi hay bỏ bê quá lâu cũng khiến trẻ không còn tin vào những mối quan hệ lành mạnh khác. Chúng luôn nghĩ mọi người đều phản ứng thái quá, đòi hỏi, đổ lỗi và gây thất vọng.
3. Khó vượt qua thất bại
Lớn lên trong môi trường "độc hại", trẻ cảm thấy mình không tốt, thậm chí là vô dụng. Phụ huynh có thể đã luôn đòi hỏi con quá mức và đổ lỗi khi con không đáp ứng mong đợi. Về cơ bản, họ khiến đứa trẻ hình thành lòng tự trọng thấp, thiếu kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Đó là lý do dù sai lầm hay thất bại nhỏ nhất cũng có thể làm trẻ hoảng sợ và nổi cơn thịnh nộ.
4. Thiếu khả năng tự đánh giá bản thân
Sự tự tin, lòng tự trọng thuộc về sức khỏe tinh thần, nó cũng quan trọng như cảm giác được yêu thương. Nếu bị bố mẹ ngược đãi, đứa trẻ có thể bắt đầu gặp vấn đề với thế giới nội tâm, tính cách và lòng tự trọng. Điều này dẫn đến những tác động tiêu cực như lo lắng, thậm chí là trầm cảm.
5. Thường xuyên tự chỉ trích
Sống trong môi trường bố mẹ thường xuyên thao túng, ngược đãi, trẻ sẽ cảm thấy mình ngu ngốc, vô dụng và không xứng đáng nhận những điều tốt đẹp. Trong bất cứ việc gì, trẻ thường tự đổ lỗi cho mình rồi tự chỉ trích và hay do dự. Chúng chấp nhận nghĩ rằng mình tệ hơn người khác, cảm thấy đau khổ, nhưng không thể thay đổi vì không nhận được sự giúp đỡ cần thiết về tinh thần.
Ảnh: Bright Side
Ảnh: Bright Side
6. Đặt cảm xúc của mình xuống cuối cùng
Bố mẹ ngược đãi bằng lời nói hoặc thể xác thường không để ý đến cảm xúc của con trẻ. Nếu đứa trẻ cố gắng thể hiện cảm xúc, chúng có thể bị ngược đãi nhiều hơn. Kết quả là trẻ quen với việc che giấu nỗi đau, sự oán giận. Khi lớn lên, chúng sẽ luôn đặt cảm xúc của người khác lên trên cảm xúc của mình.
Cảm xúc bị kìm nén cũng ảnh hưởng đến việc tự nhìn nhận về mình. Trẻ sẽ không cảm nhận được mình là ai, như thế nào và muốn gì nên thất bại trong việc phát triển bản thân. Về mặt tinh thần, chúng luôn bị kìm hãm bởi sự không chắc chắn và thiếu gần gũi trước đó.
7. Luôn cảm thấy giống đứa trẻ cần giúp đỡ
Những phụ huynh hay ngược đãi con thường không chịu công nhận con đã trưởng thành. Cho dù trẻ bao nhiêu tuổi, họ cũng luôn đối xử, kiểm soát chúng như một đứa trẻ bất lực. Nếu con phản kháng, họ sẽ xúc phạm khiến con cảm thấy có lỗi.
Một đứa trẻ không được phép tự đưa ra quyết định, bị xâm phạm quyền riêng tư và không cảm thấy độc lập thì không thể thoát được tâm trạng lo lắng, sợ hãi mỗi khi bắt đầu một cái gì đó mới hoặc không hòa nhập được với xã hội.
8. Thường cảm thấy lo lắng
Đứa trẻ bị ngược đãi cả về thể xác lẫn tinh thần thường mắc chứng rối loạn lo âu. Khi lớn lên, chúng sẽ gặp khó khăn để tập trung, hay cáu kỉnh và căng thẳng.

Kỹ năng mềm giúp người trẻ 'sống khỏe'

Hiểu biết về công nghệ, có thái độ đúng đắn trong làm việc và tiếp nhận thử thách là những kỹ năng giúp người trẻ tiến xa trong công việc.
Trong hội thảo "Thành công trong tương lai, không dừng ở kỹ năng" do Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) tổ chức tại Hà Nội ngày 23/11, các diễn giả là cựu du học sinh New Zealand, đang làm tại các công ty, tập đoàn lớn chia sẻ những kỹ năng mềm quan trọng mà người trẻ cần tự học hỏi.
Hiểu biết về công nghệ
Anh Trần Minh Duy, cựu du học sinh bậc thạc sĩ chuyên ngành Tài chính tại Đại học Massey (New Zealand), hiện là Phụ trách khu vực, Giám đốc điều hành Infinity Blockchain Ventures (Malaysia) khẳng định, gần như kiến thức sinh viên đang học ở trường không đủ dùng cho công việc sau này. Sự thiếu hụt đến từ việc thế giới đang vận hành và biến đổi quá nhanh, đến mức nhà trường không kịp thay đổi và cập nhật nội dung mới.
Anh Trần Minh Duy tại hội thảo chiều 23/11. Ảnh: Thanh Hằng
Anh Trần Minh Duy tại hội thảo chiều 23/11. Ảnh: Thanh Hằng
Anh Duy cho rằng không nhất thiết phải làm về công nghệ sinh viên mới cần tìm hiểu lĩnh vực này. Công nghệ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và có tác động đến mọi mặt của cuộc sống. Người trẻ cần biết đâu là công nghệ có thể tác động và thay đổi công việc tương lai của mình, từ đó học hỏi kiến thức phù hợp để nâng cao khả năng bản thân, tự "sống sót" mà không bị công nghệ thế chỗ.
Thái độ
Giám đốc điều hành Infinity Blockchain Ventures chia sẻ, nhà tuyển dụng nào cũng nhìn vào thái độ, nhưng không phải ai cũng viết vào phần yêu cầu. Trong thời đại mọi thứ đang thay đổi quá nhanh, thái độ tiếp nhận sự khác biệt, thử thách chính là điểm cộng cho sinh viên mới ra trường.
"Khi được giao một công việc mới, thay vì né tránh, nói mình chưa được học và nhờ sếp giao cho người khác, các bạn nên tiếp nhận và tìm cách giải quyết. Trong một công ty, khi thể hiện được thái độ đúng đắn trong làm việc và tiếp nhận thử thách, tôi tin các bạn sẽ tiến rất xa", anh Duy nói.
Học thêm chuyên môn phụ
Anh Duy theo học chuyên ngành tài chính, nhưng hiện làm về công nghệ. Theo anh, ngoài trục chuyên môn chính là kiến thức chuyên ngành đặc thù, được đào tạo bài bản tại trường học, sinh viên cần tự học thêm chuyên môn phụ. Chính kiến thức tự học hỏi và tích lũy sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt, nổi bật hơn với ứng viên có cùng kiến thức chuyên môn chính và giúp bạn tăng cơ hội được tuyển dụng.
Hiểu về bản thân
Chị Lê Kim An Nhiên, cựu sinh viên ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Kỹ nghệ Unitec, hiện là Quản lý dự án của Công ty Green Horizon, cho rằng hiện việc đi lại, giao lưu văn hóa rất dễ dàng. Tuy nhiên, trước khi bước ra nước ngoài để học hỏi hoặc chuẩn bị đi làm tại một công ty mới, người trẻ phải hiểu mình có gì thì mới biết mình cần gì, giới thiệu mình như nào với người khác.
"Khi bước vào môi trường mới, không phải học hết của họ và bỏ hoàn toàn bản sắc của mình là đúng và văn minh. Hiểu về bản thân giúp các bạn chọn lọc và tiếp thu những điều hay, loại bỏ hạn chế của mình; biết bản thân có thế mạnh nào để mài giũa và phát triển", chị An Nhiên nói.
Chị Lê Kim An Nhiên. Ảnh: Thanh Hằng
Chị Lê Kim An Nhiên. Ảnh: Thanh Hằng
Tôn trọng sự khác biệt
"Từ việc hiểu rõ bản thân, mỗi người sẽ học được cách tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt", chị An Nhiên khẳng định và cho rằng những người đến từ những nền văn hóa khác nhau, khi cùng nhìn một sự vật, sự việc tất nhiên sẽ không thể có cùng quan điểm. Việc thấu hiểu bản thân và tôn trọng sự khác biệt sẽ giúp tăng khả năng thích ứng trong môi trường làm việc và cuộc sống.
Sáng tạo trong tư duy phản biện
Anh Ngô Duy Quang, theo học bậc thạc sĩ ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại học Auckland, hiện là Quản lý Phát triển thị trường Đông Nam Á của EcoStore, khẳng định sáng tạo giúp con người tạo ra cái mới, theo kịp tốc độ thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, không phải ý tưởng sáng tạo nào cũng có thể hiện thực hóa và áp dụng vào đời sống thực tiễn. Sáng tạo cần dựa trên nền tảng của những cái đã có, được thừa nhận và chứng minh, sau đó được xây dựng dựa trên tư duy phản biện để cho ra một ý tưởng tốt hơn.